Nhận diện dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau | Bác Sĩ Của Bạn || 2022
Bác Sĩ Của Bạn Bác Sĩ Của Bạn
36.2K subscribers
5,134 views
40

 Published On May 27, 2022

Nhận diện dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau | Bác Sĩ Của Bạn || 2022
Hãy cùng Bác Sĩ Của Bạn tìm hiểu dấu hiệu nhận biết đứt dây chằng chéo sau.
Tỷ lệ đứt dây chằng chéo sau chiếm khoảng 5 - 10% trong các chấn thương về khớp gối. Đứt dây chằng chéo sau nếu không điều trị đúng và kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cơ xương khớp và việc đi lại sau này.
1. Dây chằng chéo sau
Xương vùng khớp gối bao gồm: xương đùi ở phía trên, xương chày ở phía dưới và xương bánh chè ở phía trước. Các xương này lại được liên kết với nhau bằng hệ thống các dây chằng chính là:
• Hệ thống dây chằng bên: Dây chằng bên trong và bên ngoài khớp gối;
• Hệ thống dây chằng chéo: Dây chằng chéo trước (ACL) và dây chằng chéo sau (PCL) nằm bên trong khớp gối.
Trong đó, dây chằng chéo sau nằm ở phía sau đầu gối và ngay trung tâm khớp gối, kết nối xương đùi với xương chày. Dây chằng chéo sau lớn hơn và mạnh hơn dây chằng chéo trước, với chức năng chính là:
• Phối hợp với các dây chằng khác giữ khớp gối vững chắc;
• Ngăn cản mâm chày di lệch ra sau;
• Giúp cho khớp gối hoạt động ổn định khi chơi thể thao và sinh hoạt hằng ngày.
2. Dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau
2.1. Nguyên nhân
Cơ chế chấn thương dây chằng chéo sau đa phần là do lực tác động trực tiếp từ trước ra sau, đẩy thật mạnh vào mặt trước đầu trên của cẳng chân về phía sau làm đứt dây chằng. Đứt dây chằng chéo sau có thể xảy trong nhiều tình huống, chủ yếu là khi bệnh nhân đang ngồi hoặc khuỵu chân. Các nguyên nhân có thể là:
• Tai nạn xe hơi / xe máy do thắng quá đột ngột, hoặc bị tông thẳng từ phía trước đầu gối;
• Tư thế quỳ gối khi té ngã;
• Chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng chày hoặc trượt tuyết...
2.2. Triệu chứng
Đứt dây chằng chéo sau thường chiếm ít hơn 20% các trường hợp chấn thương đầu gối và có thể phối hợp thêm tổn thương một số dây chằng, sụn hoặc phá vỡ một phần xương bên dưới. Những triệu chứng cơ năng và dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau mà bệnh nhân có thể cảm nhận bao gồm:
• Đau: đau ở đầu gối mức độ từ nhẹ đến trung bình sau khi bị chấn thương, có thể khiến bệnh nhân đi bộ khập khiễng hoặc đi lại khó khăn;
• Sưng: đầu gối thường bị sưng nhanh chóng, chỉ trong vòng vài giờ sau chấn thương, sưng nề làm khớp gối bị hạn chế vận động;
• Lỏng khớp: bệnh nhân có cảm giác đầu gối lỏng lẻo, không còn ở vị trí ban đầu mà bị lỏng như rời ra;
• Không thể cử động mạnh: khớp gối không vững được cảm nhận rõ nhất khi lên xuống cầu thang, bệnh nhân cũng không thể tham gia những hoạt động mạnh như chạy, nhảy, chơi thể thao, ...
• Quan sát thấy bất thường: đùi bên chân bệnh hơi teo lại, đầu trên của cẳng chân bị trượt ra sau.
• Thoái hóa khớp gối: tổn thương kéo dài gây ra các triệu chứng như đau và sưng nề khớp gối, gấp duỗi gối hay đi lại khó khăn.
Khi các phần khác của đầu gối cũng bị tổn thương, những triệu chứng sưng đau thường sẽ nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chỉ bị đứt dây chằng chéo sau đơn thuần, nghĩa là không có thương tích các bộ phận còn lại của đầu gối, các dấu hiệu có thể rất nhẹ đến mức khó nhận ra. Một thời gian sau bệnh nhân mới phát hiện khi các cơn đau trầm trọng hơn và đầu gối ngày càng không ổn định.
2.3. Phân loại
Không giống như những chấn thương dây chằng đầu gối khác, đứt dây chằng chéo sau trên thực tế thường khó đánh giá hơn. Tuy nhiên bác sĩ vẫn có thể phân loại tổn thương theo mức độ từ nhẹ đến nặng như sau:
• Cấp độ I: Chỉ bị bong gân nhẹ và khớp gối vẫn được giữ vững chắc;
• Cấp độ II: Dây chằng bị rách một phần hoặc bán phần và khớp gối lỏng hơn;
• Cấp độ III: Đứt hoàn toàn dây chằng và đầu gối trở nên lỏng lẻo;
• Cấp độ IV: Dây chằng chéo sau tổn thương cùng với đứt các dây chằng khác.
3. Chẩn đoán và điều trị đứt dây chằng chéo sau
3.1. Chẩn đoán
Có nhiều phương pháp thăm khám chuyên biệt để chẩn đoán xác định chấn thương dây chằng chéo sau, chẳng hạn như:
• Khai thác thông tin về tình huống bị chấn thương;
• Nghiệm pháp Godfrey (quan sát thấy mâm chày tụt ra sau so với lồi cầu đùi);
• Test ngăn kéo sau dương tính;
• Kiểm tra mức độ lỏng lẻo của đầu gối;
• Có máu trong dịch khớp.
Ngoài ra, để phát hiện chuyển động bất thường ở đầu gối, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bệnh nhân đứng và đi bộ, hoặc di chuyển đầu gối, chân và bàn chân theo các hướng khác nhau, sau đó so sánh chân bị thương với chân khỏe mạnh.
Trong một số trường hợp, xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán hình ảnh cũng sẽ được đề nghị, ví dụ:
• Chụp X-quang khớp gối để phát hiện gãy xương và các trường hợp bong nứt xương chỗ bám dây chằng;
• Chụp cộng hưởng từ ( MRI ) để hiển thị rõ vết rách dây chằng chéo sau hoặc tổn thương các sụn, đứt dây chằng khác, hình ảnh tràn dịch, tràn máu khớp gối,...
Những thông tin chương trình Bác Sĩ Của Bạn cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
   / @aophatviet456  
© Bản quyền thuộc về Bác Sĩ Của Bạn
© Copyright by Bac Si Cua Ban ☞ Do not Reup
#bacsicuaban #dutdaychan #daychangcheo

show more

Share/Embed