Mới nhất🔵Toàn cảnh ngày và đêm tại chùa Gò Kén Tây Ninh Việt Nam 2020_ Chùa Gò Kén ở đâu?
Khoa Chaly Khoa Chaly
9.74K subscribers
264,157 views
528

 Published On Jan 27, 2020

#SpiritualtourisminVietnam #chùaGòKén #GòKénViệtNam
Khoa Chaly kính chào tất cả mọi người và chúc tất cả mọi người năm mới- xuân Canh Tý 2020 nhiều may mắn, an khang thịnh vượng, vạn sự như ý, gia đình hạnh phúc nhé.
Xin mời tất cả mọi người và các bạn xem video thể hiện toàn cảnh vẻ đẹp cả ngày lẫn đêm tại chùa Gò Kén mới nhất vào ngày mùng 3 tết.
Video đã thông qua đăng ký bản quyền( tránh mọi trường hợp sao chép dưới mọi hình thức)

Link liên hệ qua facebook:   / khoa.nguyenle.10  
fanpage shop barber:   / cattocnamkhoachaly  
zalo: 0904243586
LINK ĐĂNG KÝ KÊNH TUOI THO NHAT KY
   / @nguyenhoangphuckhang4128  
THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ CHÙA GÒ KÉN_ TÂY NINH_ VIỆT NAM
Chùa Gò Kén ở cách thị xã Tây Ninh độ 6km, bên cạnh quốc lộ 22, trên một gò đất mang tên Gò Kén. Địa danh này đã có từ xưa vì nơi đây có nhiều cây kén, lá xanh, trái nhỏ như quả Hồng đào. Do vậy chùa còn có tên là chùa Gò Kén.
Ở bên quốc lộ có một chiếc cổng ghi rõ tên chùa bằng chữ Hán. Đi theo một con đường đất khoảng 250m thì đến chùa. Nơi đây lại có một chiếc cổng nữa.
Trước sân chùa dựng một trụ phướn cao. Một cây bồ đề cành lá sum suê và một cây sao mọc thẳng đứng, lá reo vui trước, gió. Có ba bảo tháp : một tháp của Yết ma Trí Lượng bên trái, hai tháp bên phải là của Hòa thượng Từ Phong và của Hòa thượng Thuần Hòa.
Chùa Gò Kén có kiến trúc tương tự chùa Giác Hải với nền cao vững chãi, chung quanh nền lát đá kè, mỗi phiến dài 1 m và cao 0,20 m.
Toàn bộ khuôn viên Chùa Gò Kén rộng khoảng 2 mẫu. Bản đồ quy hoạch chùa được viên công sứ Pháp tỉnh Tây Ninh duyệt ngày 16-7-1925. Kiến trúc sư đã vẽ kiểu chùa gần giống như một ngôi nhà thờ với hai mái lợp ngói móc, chiều dài khoảng 30m và chiều rộng 15 m. Bên trong có hai hàng cột, mỗi hàng 6 cây, chia chiều dài làm ba gian. Các cột kèo đều đúc bằng xi măng cốt sắt. Mặt tiền có hàng hiên. Cửa ra vào lắp chấn song gỗ vuông, bên trên cài lưỡi gà để không nhấc ra được.
Trong chánh điện bài trí 14 bàn thờ đóng bằng gỗ trắc hoặc cẩm lai. Bàn thờ Phật cao 3m, trên đó tôn trí các tượng Phật Di Đà, Quan Âm, Thế Chí, Thích Ca, A Nan, Ca Diếp. Hai bên vách, mỗi bên đặt 4 bàn thờ tôn trí các tượng Thập bát La Hán, Đạt Ma, Địa Tạng, Chuẩn Đề và Thập điện Diêm vương. Lại có cả bàn thờ Tiêu Diện đại sĩ, Hộ Pháp, Già Lam, Ngọc Hoàng, Nam Tào và Bắc Đẩu. Ở đây có 53 pho tượng Phật, tạc bằng gỗ, 2 pho đúc bằng đồng và 18 pho tượng La Hán đắp bằng xi măng rất khéo. Trong chánh điện còn có một trống sấm và một chuông lớn, đúc năm 1925 do tín nữ Huỳnh Thị Nguyệt, người làng Trung Tín, huyện Vũng Liêm phụng cúng. Sau lưng điện Phật là bàn thờ Tổ, trên bày bốn linh vị của bốn Hòa thượng : Tiên Giác (đời 37, dòng Lâm Tế chính tông), Trí Lượng (đời 38), Từ Phong (đời 39) và Thuần Hòa (đời 40).
Tiếp theo gian thờ Tổ là nhà khách với nền thấp hơn chánh điện. Ở đây ngoài các bàn ghế, Chùa Gò Kén còn giữ được hai tủ sách của Hòa thượng Từ Phong để lại. Trong đó, ngoài một số quyển kinh còn có các tập tài liệu, bài viết của Ngài. Đặc biệt đáng chú ý là một quyển sách bằng chữ Nôm nói về đạo Phật, viết theo thể lục bát. Sách viết tay, dài trên 1000 câu. Tiếc rằng tờ bìa đã bị mất nên không rõ nhan đề của quyển sách. Hòa thượng Từ Phong còn soạn quyển Phát Bồ Đề tâm văn diễn nghĩa, dày 118 trang, in tại Tây Ninh. Cuối sách ghi : “Thiên vận Kỷ mão niên thập nguyệt thập ngủ nhật (25-11-1939)”. Ngoài ra nói đến chùa Thiền Lâm, không thể không nhắc đến mối liên hệ của chùa với đạo Cao Đài. Vào năm 1926 hai ông Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc đã mượn chùa để làm nơi khai đạo lúc đầu.
Chùa Gò Kén đã được trùng tu năm 1970 sau khi đã bị hư hại nhiều trong những năm chiến tranh. Hiện nay chùa đang xuống cấp nặng, mong rằng nay mai chùa sẽ được trùng tu lại cho đẹp như thời Hòa thượng Từ Phong(1925- 1938)

show more

Share/Embed