Cần ưu tiên bảo tồn các di tích Chăm Pa tại Thừa Thiên Huế
Việt Nam Việt Nam
12.7K subscribers
3,996 views
20

 Published On Jul 10, 2015

Cần ưu tiên bảo tồn các di tích Chăm Pa tại Thừa Thiên - Huế
Trong dòng chảy lịch sử, mảnh đất Thừa Thiên Huế từng là địa bàn của vương quốc Chăm pa. Trong mối quan hệ giao lưu Đại Việt và Chămpa qua nhiều thế kỷ, những cư dân bản địa của vương quốc Chămpa trên đất Thừa Thiên Huế đã dung hợp, hòa quyện được văn hóa Chămpa và văn hóa Đại Việt, góp phần tạo nên nét đặc trưng của lịch sử và văn hóa Huế. Tuy nhiên, hiện nay nhiều di tích, địa điểm di tích của nền văn hóa Chăm pa đang đứng trước thực trạng xuống cấp nghiêm trọng, đòi hỏi cần sự ưu tiên bảo tồn trong thời gian tới.

Phát sóng ngày 04 tháng 06 năm 2015

Đây là những hình ảnh nhóm phóng viên ghi lại tại khu di tích tháp đôi Liễu Cốc, thuộc xóm Tháp, thôn Liễu Cốc Thượng, phường Hương Xuân, tỉnh Thừa Thiên Huế.Theo tư liệu cũ, tháp đôi xây dựng gần nhau trên 2 trục song song hướng Đông- Tây, trong đó tháp lớn được lát, bó vỉa bằng gạch, tường tháp dày 1,6m, diện tích lòng tháp trên 9m²; riêng tháp nhỏ khoảng 7,5m².Vào tháng 9/1997, di tích tháp đôi Liễu Cốc được Bộ VHTT (nay là Bộ VH,TT&DL) công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Tuy nhiên, hiện trạng của tháp hầu như không còn nguyên trạng.
Nằm cách thành phố Huế 7km về phía Tây, thuộc địa giới của 2 phường Thủy Biều và Thủy Xuân là di tích Thành Lồi. Theo “Đại Nam Nhất thống chí”, Thành Lồi là chỗ ở của vua Chiêm Thành, còn gọi là Phật Thệ. Thành được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ V-VI (cùng niên đại thành Trà Kiệu) trên khu đồi Long Thọ, có dạng gần vuông, kết cấu lũy thành được đắp bởi 2 lớp đất, kè đá và gạch. uối tháng 12/2014, di tích Thành Lồi được Bộ VH,TT&DL công nhận là di tích cấp Quốc gia. Trước đó, từ năm 1993, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đã ban hành Quyết định số 1046-QĐ/UB về việc bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn toàn tỉnh và Thành Lồi được xếp vị trí thứ 1 trong số 153 di tích, thắng cảnh cần được bảo vệ.
Tuy nhiên, cũng không khác gì so với tháp đôi Liễu Cốc, đia điểm di tích Thành Lồi cũng rơi vào tình cảnh gần như là 1 phế tích. Theo Bảo tàng Lịch sử Cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế, việc bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di tích này hiện đang gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn kinh phí.
Để tránh tình trạng xuống cấp với tốc độ nhanh chóng như hiện nay, các ban - ngành chức năng có liên quan cần ưu tiên sớm có cơ chế bảo tồn, phục dựng, trùng tu, tôn tạo các di tích Chăm pa trên đất Thừa Thiên Huế. Đừng để các di tích này mãi là 1 phế tích và dần rơi vào quên lãng như tình cảnh hiện nay./


Tiểu Bảo

Nguồn: http://quochoitv.vn/phong-su-binh-lua...

show more

Share/Embed