Lê Mộng Bảo - Đập vỡ cây đàn - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 110
TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC
12.6K subscribers
8,738 views
217

 Published On May 13, 2022

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng:    • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC  
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình.
Trân trọng.

Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc TLTPN # 110 – Lê Mộng Bảo (1923 – 2007)
1-Thương về quán trọ – Trường Vũ
2- Đổi thay – Giao Linh
3- Bông hồng của anh - Khánh Ly
4-Đập vỡ cây đàn – Quang Lê
5- Phận nghèo – Trang Mỹ Dung
6- Nửa đêm thức giấc - Thanh Thúy
7- Hỏi anh hỏi em - Đặng Thế Luân & Băng Tâm
8- Thân phận – Phi Nhung
9- Mùa ve sầu – Tâm Đoan
10- Đàn bướm trắng với mùa xuân – Phượng Mai
*************
Sinh năm 1923 tại Huế, nhạc sĩ Lê Mộng Bảo vốn xuất thân từ một gia đình Nho giáo thanh bạch gốc Minh Hương. Cha ông là người Hoa kiều gốc Phúc Kiến, còn mẹ là người Việt. Ngoài tên Lê Mộng Bảo, ông còn viết nhạc dưới nhiều bút danh khác như: Hoa Linh Bảo, Tuyết Sơn, Anh Bảo.
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng có lúc thắc mắc rằng: Tại sao ngày xưa các nhạc sĩ hay dùng nhiều bút hiệu khác nhau để sáng tác? Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến chuyện này.
Thứ nhất: Ở Việt Nam trong giai đoạn ấy, muốn phổ biến ca khúc của mình, cách duy nhất là làm thế nào để ca khúc ấy được hát trên đài phát thanh. Nhưng các đài phát thanh lại có quy định rằng, trong mỗi lần phát thanh, một nhạc sĩ chỉ được giới thiệu tối đa một tác phẩm của mình mà thôi. Vì thế nhiều nhạc sĩ muốn tránh nguyên tắc ấy để có thể phổ biến nhiều nhạc hơn, họ dùng nhiều bút danh khác nhau với mục đích ấy.
Thứ nhì: Khi các nhạc sĩ đã thành danh, và có một tác phẩm mới sáng tác, mà họ không chắc có được thính giả đón nhận hay không? Vì sợ mất đi tiếng tăm đang có, nên họ chọn bút hiệu khác và cho phát hành, để lỡ ca khúc ấy không thành công thì giới nghe nhạc cũng không biết ai là người đã sáng tác.
Năm 1941 Lê Mộng Bảo ra Hà Nội để học nghề, Lê Mộng Bảo mê thích âm nhạc, nên được giới thiệu và quen biết với một số các nhạc sĩ tại Hà Nội, cụ thể ông học Vĩ Cầm và nhạc lý với nhạc sĩ Đặng Thế Phong, và còn có thời gian sau theo học với nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Lê Mộng Bảo cũng từng làm việc tại tòa soạn báo “Tiếng Dân” của cụ Huỳnh Thúc Kháng.
Năm 1948 Lê Mộng Bảo được giám đốc nhà sách và xuất bản nhạc Tinh Hoa lúc bấy giờ là ông Tăng Duyệt, mời cộng tác, giao cho phần điều hành, chọn nhạc phẩm để xuất bản. Nhiều nhạc sĩ quen biết với ông trước kia đã gửi nhạc phẩm mà họ sáng tác để ông giới thiệu đến thính giả. Lê Mộng Bảo có đầu óc kinh doanh, nên chẳng bao lâu ông đã giúp nhà xuất bản Tinh Hoa trở nên lớn mạnh. Cũng trong thời gian này, ông bắt đầu viết, in các biên khảo về âm nhạc Việt Nam.
Ông cộng tác với nhiều nhạc sĩ nổi tiếng bấy giờ như Văn Cao, Phạm Duy, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Xuân Khoát, Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn Đình Phúc, Hoàng Thi Thơ, v v... để thúc đẩy sáng tác. Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo mở rộng xuất bản âm nhạc, vào khoảng đầu năm 1955, ông cho ra đời tạp chí về âm nhạc, kịch nghệ đầu tiên của Việt Nam mang tên "Sóng nhạc". Với tính tình rộng rãi, hào phóng, nhạc sĩ Lê Mộng Bảo luôn tìm cách nâng đỡ cho các nhạc sĩ cần xuất bản, phát hành ca khúc của họ.
Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo Sáng tác ca khúc đầu tay "Không làm nô lệ" viết năm 1945, trong nỗi khao khát thèm độc lập của toàn dân, sau 80 năm đô hộ của Pháp, và đã đứng lên đấu tranh giành độc lập cho đất nước.
Lê Mộng Bảo cũng sáng tác chung một số nhạc phẩm với các nhạc sĩ như: Lam Phương, Châu Kỳ, Mạnh Phát, Tô Kiều Ngân, Phạm Mạnh Cương, Song Kim, Văn Phụng...
Có thời gian trước năm 1975, ông còn soạn các phần nhạc kim cổ giao duyên cho các đoàn cải lương. Bản "Thân phận" của ông được soạn chung với soạn giả cải lương Quế Chi, là bản tân cổ giao duyên nổi tiếng nhất thời đó, được thu dĩa nhạc loại lớn và băng cassette do hãng dĩa Việt Nam thu thanh và phát hành, qua tiếng hát cặp đào kép Minh Vương và Thanh Kim Huệ rất ăn khách.
Trong lãnh vực sáng tác tân nhạc, Lê Mộng Bảo đã để lại trên 50 tác phẩm như: "Không hiểu tại sao", "Sao lừa dối em", "Đổi thay", "Thương về quán trọ"... và một nhạc phẩm khá phổ biến là “Đập vỡ cây đàn” với bút danh Hoa Linh Bảo.
Khi Cộng Sản Bắc Việt chiếm miền Nam, nhạc sĩ Lê Mộng Bảo bị bắt đi tù cải tạo với 2 tội danh chính là "Cán bộ cao cấp Ngụy Quyền Sài Gòn thuộc bộ Thông Tin Chiêu Hồi, chuyên tuyên truyền chống phá cách mạng", và tội "Lập nhà xuất bản, in và sáng tác nhạc vàng đầu độc tuổi trẻ Việt Nam, chống lại chính sách văn hóa tuyên vận của nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa".
Sau 8 năm trong trại cải tạo tập trung, Lê Mộng Bảo được thả về với thân hình và sức khỏe tàn tạ. Đến năm 1993, ông được đi tỵ nạn tại Hoa Kỳ theo diện HO, và ở đây ông sống cuộc đời gần như đơn độc.
Lê Mộng Bảo mất năm 2007 tại San Jose, California, hưởng thọ 84 tuổi. Ông ra đi để lại nhiều niềm thương tiếc cho giới yêu nhạc và những người thân.

show more

Share/Embed