Ướt Mi - Thanh Thúy (Thâu Âm Trước 1975 Chất Lượng Cao) - Chuyên Đề Thanh Thúy
Nguyen Hau Echo Saigon Nguyen Hau Echo Saigon
25.1K subscribers
94,542 views
877

 Published On Mar 2, 2020

Echo Saigon xin giới thiệu đến quý bạn hữu chuỗi bài chủ đề về Tiếng hát lúc 0 giờ Thanh Thúy, với những bản thu âm giá trị nhất, hay nhất, chất lượng cao nhất có thể mà tôi tuyển chọn được. Nhắc đến tiếng hát liêu trai Thanh Thúy, không thể không nhắc đến Ướt mi, ca khúc được cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết tặng riêng cho cô.

Theo những tài liệu mà tôi có, cô đi hát từ năm 15 tuổi (1959) để nuôi mẹ đang bị bệnh nặng. Hát là con đường sống của cô cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ngày đó cô hay hát ở các phòng trà Văn Cảnh, Văn Hoa, Arc en ciel... và theo như lời cô tâm sự trong một băng nhạc thì phòng trà đầu tiên cô hát là Đức Quỳnh (Văn Hoa) trên đường Cao Thắng (Bây giờ là rạp Thăng Long).

Ai đọc những cuốn sách viết về Trịnh Công Sơn chắc hẳn đều đọc bài viết của ông về ca khúc đầu tay Ướt mi. Đó là ca khúc TCS viết về Thanh Thúy và chính Thanh Thúy là người đầu tiên khiến người ta biết đến Trịnh Công Sơn, giọng ca Khánh Ly thì phổ biến rộng hơn về sau này.

Theo như lời nhạc sỹ họ Trịnh viết, trước đó ông cũng sáng tác một số bài như Sương đêm, Chơi vơi... “Nhưng riêng bài Ướt Mi thì tồn tại như một số phận, của nó và của tôi”, do đó có thể coi Ướt Mi là tác phẩm đầu tay của Trịnh Công Sơn chính thức được công bố (viết năm 1958, Nhà xuất bản An Phú ấn hành tại Sàigòn năm 1959.

Trong một tối, Trịnh Công Sơn đã cùng một vài người bạn đến Mỹ Cảnh, một phòng trà nổi tiếng của Sàigòn thời ấy để uống rượu và nghe nhạc. Tình cờ ông được nghe tiếng hát của một ca sĩ chỉ mới 15 tuổi, người Huế: Thanh Thúy. Giọng ca trầm buồn và phong cách trình diễn đơn giản của Thanh Thúy đã gây cho ông Sơn ấn tượng đặc biệt. Ngay trong đêm nhạc đó, nhạc sỹ đã viết một mảnh giấy nhỏ đề nghị Thanh Thúy hát bài Giọt Mưa Thu của Đặng Thế Phong. Thanh Thúy nhỏ nhẹ cám ơn, rồi cất tiếng hát. Khi hát do có tâm sự riêng, nghe đâu cha cô vừa mất trước đó vài tháng và mẹ cô bị lao phổi đang trong tình trạng trầm trọng. Cô đã không kiềm chế được cảm xúc, cứ để cho tình cảm tràn đầy, cô vừa hát vừa khóc...

Sau khi quay về Huế, có lẽ vào một đêm mưa, cơn mưa của Huế, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã nhớ lại những giòng nước mắt lăn dài trên má của cô ca sĩ trẻ với số phận bất hạnh, “những giọt nước mắt ấy như một cơn mưa nhỏ trên tâm hồn mỏng manh của tôi đã khiến tôi phải lùi xa hơn nữa về một cõi đời nào còn xa xôi hơn đã từng làm tôi nhỏ lệ. Phải có một nỗi tuyệt vọng nào đó khởi đầu để tôi không ngừng dan díu với những giọt nước mắt của đời làm của cải riêng tư. Eva ăn trái cấm và sự sống thành hình. Tôi e cũng đã từng nuốt những giọt nước mắt để biết tận tình nói về những giọt nước mắt kia. Những giọt nước mắt đó đã trở thành một ám ảnh, thôi thúc làm bùng lên ngọn lửa sáng tạo đang âm ỉ cháy trong tôi. Và, tôi đã viết ra như không kiềm giữ được:

Buồn ơi trong đêm thâu

Ôm ấp giùm ta nhé

Người em thương mưa ngâu

Hay khóc sầu nhân thế

Tình ta đêm về có ấm

từng cơn mưa em chưa (…)

Ướt Mi
Bài hát Ướt Mi được giới trẻ miền Nam đón nhận nồng nhiệt vào những năm 1959-1960, đặc biệt khán giả Nhật Bản cũng rất thích bản nhạc này, một phần do dàn nhạc giao hưởng của Nhật đã thu và trình diễn. Với âm điệu đó, ngôn từ đó hình như anh đã nói thay họ những gì trong cái góc riêng tư, sâu kín nhất mà họ không thể nói được. Nhật Bản bi lệ trong âm nhạc nên thích Ướt mi là điều dễ hiểu.

Trong cuốn sách về TCS, có đoạn viết: Tiền bản quyền của ca khúc Ướt Mi mà Nhà xuất bản An Phú đã trả cho TCS là 5.000 đồng, một số tiền quá lớn. Anh đã bất ngờ với số tiền mà mình nhận được. “Dạo ấy, trong đầu hoàn toàn chưa có một khái niệm nào về tiền tác quyền. Ở tuổi hai mươi, trong tâm trí đang còn phơi phới những ý đồ hiệp sĩ. Số tiền năm ngàn hồi ấy quá lớn đã được dùng một phần tặng người ca sĩ và phần còn lại chia đều cho các bạn cùng ở trọ. Mỗi tháng tiền ăn ở cho một học sinh, sinh viên chỉ có năm sáu trăm đồng. Nguồn cảm hứng đầu tiên ấy đã làm cơ sở cho một loạt những cảm xúc khác thành hình. Như một khu rừng mùa thu yên tĩnh được một cơn gió thổi bùng lên đánh thức lớp lá vàng dậy, tâm hồn tôi đã bắt đầu biết xôn xao theo những tín hiệu, dù nhỏ nhất của cuộc sống. Tôi không còn nhìn ngắm cuộc sống một cách lơ đãng như trước nữa mà càng lúc càng thấy mình bị cuốn về phía những tình cảm phức tạp của con người. Những trái cây đầu mùa ấy còn vụng về, chưa có vóc dáng riêng, nhưng nó mang đến niềm thích thú để từ đó sẵn lòng làm một cuộc hành trình dài lâu đi vào cái bề sâu của âm thanh và ngôn ngữ”.

Một năm sau, năm 1959, một lần nữa, ông Sơn viết một bài khác, cũng để tặng người đã hát bài hát đầu tiên của mình. Bóng dáng người nữ ca sĩ nhỏ nhắn đêm đêm mặc áo dài, sau xuất hát hấp tấp bước vào ngõ tối trên đường Cao Thắng trở về nhà với mẹ. Đó là ca khúc Thương Một Người như để chia sẻ trên đôi vai cô ca sĩ trẻ sớm gánh chịu nỗi nhọc nhằn.

Một nỗi đau hồn nhiên như đã ngự trị từ trời cao mỗi khi cô Thanh Thúy cất tiếng và Ướt Mi cứ thế đã trở thành huyền thoại.

#TuyetphamNhacVang #Giọng_Vàng_Thanh_Thúy
#Ướt_mi

show more

Share/Embed