Hướng dẫn bấm huyệt chữa rối loạn thần kinh thực vật
Y học thường thức Y học thường thức
139K subscribers
23,626 views
0

 Published On Aug 26, 2023

Hệ thần kinh thực vật còn được gọi với cái tên khác là hệ thần kinh tự chủ. Nó có cấu tạo bao gồm: hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Theo đó, hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm hoạt động đối lập nhưng cân bằng và thực hiện nhiệm vụ trong việc giúp điều hòa huyết áp, nhịp tim, đồng thời là hoạt động hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, thân nhiệt,...
Rối loạn thần kinh thực vật là căn bệnh xảy ra khi xuất hiện tình trạng trong đó hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm bị mất cân bằng hoạt động, khiến nhiều cơ quan của cơ thể bị ảnh hưởng do chúng bị rối loạn hoạt động.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật, trong đó cụ thể là do:
- Các bệnh lý như đái tháo đường, bệnh Parkinson, bệnh thoái hóa thần kinh, một số bệnh tự miễn như loét dạ dày, viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ,...
- Điều trị bằng dùng thuốc, nhất là hóa trị ung thư.
- Nhiễm virus hay vi trùng do bệnh HIV, bệnh Lyme…
- Do yếu tố di truyền.
- Tuổi già cũng làm suy yếu đi hoạt động của các cơ quan.
- Tình trạng gặp phải áp lực, căng thẳng kéo dài, tâm lý bị rối loạn.
Với việc tác động đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể, bệnh rối loạn thần kinh thực vật có các triệu chứng rất đa dạng. Trong đó, một số triệu chứng hay gặp phải của bệnh lý này như:
- Tim đập nhanh bất thường, luôn có cảm giác hồi hộp làm người bệnh cảm thấy hốt hoảng, sợ hãi.
- Chóng mặt, choáng váng khi đứng hoặc khi thay đổi tư thế, dễ ngất xỉu.
- Khó thở, cảm giác hụt hơi, có thể tăng lên khi ở những nơi tập trung đông đúc nhiều người.
- Ở vùng ngực xuất hiện những cơn đau thắt hoặc đau nhói một cách bất ngờ khiến tạo cảm giác nghẹt thở ở người bệnh.
- Tay chân run, ra nhiều mồ hôi.
- Giấc ngủ bị rối loạn như thường xuyên mất ngủ, ngủ không được ngon, ngủ không sâu giấc,...
- Cơ thể cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống.
- Không thể vận động mạnh.
- Tiểu khó, giảm cảm giác buồn tiểu, bí tiểu...
- Tiêu hóa bị rối loạn như bị đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, chán ăn,…
- Mắt gặp khó khăn khi không nhìn rõ trong đêm do phản xạ đồng tử giảm.
- Cảm giác mất tự tin, lo âu, trầm cảm hoặc tính tình thay đổi như trở nên hay cáu gắt.
Theo đó, việc điều trị bệnh lý này bao gồm điều trị triệu chứng và điều trị các nguyên nhân gây bệnh. Những trường hợp nguyên nhân gây bệnh không được tìm ra thì chỉ được điều trị các triệu chứng của bệnh. Các loại thuốc an thần, các loại vitamin nhóm B cũng được chỉ định sử dụng nhằm mục đích hỗ trợ trong việc làm các triệu chứng nặng của bệnh giảm đi. Bên cạnh đó, điều trị rối loạn thần kinh thực vật dựa vào cơ quan nào bị ảnh hưởng bởi tổn thương của thần kinh thực vật. Chẳng hạn, sử dụng các loại thuốc điều chỉnh nhu động ruột nếu hệ tiêu hoá bị ảnh hưởng.
Theo y học cổ truyền, các biểu hiện trên có thể xuất hiện trong các chứng huyễn vựng, chính xung… Nguyên nhân có thể do thất tình, rối loạn chức năng tạng Tâm (Tâm Tỳ khuy tổn), Can (Can phong nội động), Thận, khí huyết hư…
Cũng theo y học cổ truyền, việc tác động vào một số huyệt đạo sẽ giúp Thúc đẩy tuần hoàn nuôi dưỡng và phục hồi các cơ quan; Thông kinh, hoạt lạc, thư giãn tinh thần, xoa dịu tâm trí căng thẳng, mệt mỏi, hỗ trợ giấc ngủ; Cải thiện công năng hoạt động của tạng phủ bị rối loạn như Tâm, Can, Thận… Qua đó cân bằng trạng thái của hệ cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.
Vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể thực hiện một số động tác xoa bóp bấm huyệt như sau để hỗ trợ thần kinh thực vật nhanh phục hồi hơn.
#thầnkinhthựcvật #rốiloạnthầnkinhthựcvật #bấmhuyệt

show more

Share/Embed