Khi cơ thể MỆT MỎI KÉO DÀI, chớ chủ quan thêm phút nào nữa | Ds Nguyễn Quốc Tuấn
CHÂN THIỆN MỸ BÁCH NIÊN CHÂN THIỆN MỸ BÁCH NIÊN
107K subscribers
23,270 views
859

 Published On Apr 29, 2024

Khi cơ thể MỆT MỎI KÉO DÀI, chớ chủ quan thêm phút nào nữa | Ds Nguyễn Quốc Tuấn
‪@chanthienmybachnien‬ #duocsynguyenquoctuan #thựcdưỡng
LIÊN HỆ TƯ VẤN: 0359371666

Một điểm chung rất dễ nhận thấy là đa phần các bệnh nhân đến gặp mình đều trong tình trạng mệt mỏi. Tức là trong cơ thể họ đang gặp phải một tình trạng bệnh lý nào đó. Mình xin nhấn mạnh ở đây là mệt mỏi với buồn ngủ là biểu hiện hoàn toàn khác nhau. Tức là mệt mỏi ngay cả khi bạn không cảm thấy buồn ngủ chút nào cả.
Vậy định nghĩa chính xác của mệt mỏi là gì?
Mệt mỏi là cảm giác uể oải thiếu năng lượng ngay cả khi bạn đang được nghỉ ngơi. Mệt mỏi được chia làm 2 dạng mệt mỏi thể chất và mệt mỏi tinh thần. Tuy nhiên có nhiều trường hợp 2 điều này xảy ra cùng nhau
Mệt mỏi về thể chất là việc giảm khả năng duy trì các hoạt động về thể chất. Ví dụ như một buổi sáng nào đó đẹp trời nào đó bạn thức dậy và nhìn những công việc bạn phải làm nhưng chỉ làm một lúc là bạn thấy mệt thở không ra hơi nữa, tim đập nhanh, mồ hôi toát ra như tắm, bạn cảm thấy đau đầu đau nhức mình mẩy không thể tiếp tục công việc được nữa
Mệt mỏi về tinh thần là việc bạn không thể tập trung trong công việc, trí nhớ giảm sút, cảm xúc không ổn định hay cáu gắt tức tối
Tùy vào thời gian các bạn cảm thấy mệt mỏi mà nó sẽ được chia thành mệt mỏi thoáng qua thời gian dưới 1 tháng, mệt mỏi kéo dài thời gian trên 1 tháng và mệt mỏi mãn tính thời gian trên 6 tháng
Nếu như các bạn gặp phải tình trạng mệt mỏi mãn tính bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính. Vì nghiên cứu cho thấy 10% số người bị mệt mỏi mãn tính sẽ bị mắc các bệnh lý mãn tính.
Một số bệnh lý có thể là gốc rễ của việc bạn cảm thấy mệt mỏi đó là :
1. Thiếu máu: là do tình trạng cung cấp oxy tới các tế bào suy giảm dẫn tới quá trình trao đổi chất suy giảm. Cơ thể bị thiếu máu cùng với thiếu oxy sẽ luôn có cảm giác mệt mỏi kéo dài, chóng mặt, kiệt sức, uể oải và thiếu năng lượng để học tập làm việc. Ngoài ra, thiếu máu cũng có thể làm cho cơ thể ăn không ngon, bị mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, rụng tóc, ù tai, đau bụng, tay chân lạnh, nhịp tim bất thường. Dạng thiếu máu thường gặp nhất là thiếu máu do thiếu sắt.
2. Bệnh đái tháo đường
Người mắc bệnh đái tháo đường sẽ có nồng độ glucose trong máu cao khiến cho cơ thể phải sử dụng năng lượng rất nhiều để điều chỉnh lại lượng đường trong máu. Do đó, đái tháo đường là một trong những nguyên nhân không thể bỏ qua khi bị mệt mỏi mãn tính. Người bị đái tháo đường sẽ có các triệu chứng phổ biến như mệt mỏi, đói liên tục, uống nước nhiều, tiểu tiện thường xuyên, sụt cân, suy giảm thị lực và hay cáu gắt. Trong đó mệt mỏi là triệu chứng đầu tiên, phổ biến nhất và kéo dài nhất.
Theo dưỡng sinh và thực dưỡng thì các bậc tiên sinh hay dùng một cụm từ đó là địa ngục nhân gian. Nếu mắc phải căn bệnh này thì bao nhiêu cảm giác khó chịu người bệnh đều phải nếm trải. Do đó nếu như mắc phải căn bệnh này thì phải nhanh chóng điều chỉnh lại để cân bằng một cách nhanh nhất
3. Mệt mỏi do ung thư là dạng mệt mỏi mãn tính, do nhiều yếu tố gây ra. Bệnh ung thư giải phóng nhiều cytokine, làm thay đổi nội tiết tố, suy yếu cơ bắp, tổn thương nhiều cơ quan như tim, gan, thận hoặc phổi đều góp phần gây ra mệt mỏi kéo dài. Các tế bào ung thư cực kỳ phàm ăn. Tức là chúng ăn với một khối lượng gấp 8-10 lần tế bào lành của chúng ta. Đồng thời giải phóng rất nhiều gốc tự do ra ngoài cơ thể. Vì thế bao nhiêu năng lượng các tế bào này sẽ tranh giành sử dụng hết khiến cơ thể mệt mỏi.
Việc tế bào ung thư ăn nhiêu như vậy cũng chính là điểm yếu của chúng, nếu như cơ thể con người nâng lên 37-38 độ đồng thời kích hoạt cơ chế đại thực bào hoạt động thì các tế bào ung thư sẽ bị tiêu diệt một cách nhanh chóng. Các bạn muốn mình nói kỹ về vấn đề này hãy để ý kiến của mình dưới phần bình luận và mình sẽ chia sẻ cụ thể trong các video tiếp theo
4. Bệnh lý về đường hô hấp
Các bệnh lý cấp tình của đường hô hấp như cảm cúm hoặc cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi sẽ khiến cho cơ thể người bệnh cảm thấy mệt mỏi cả ngày. Nhưng tình trạng này chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn và sẽ tự hết khi bệnh thuyên giảm. Ngược lại, những bệnh lý mạn tính của đường hô hấp như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ phổi, xẹp phổi sẽ làm cản trở quá trình hô hấp và trao đổi khí kéo dài. Do đó, những người mắc bệnh này thường xuyên cảm thấy khó thở và mệt mỏi mãn tính.
Các bệnh lý về hô hấp các bạn cần lưu ý tuyệt đối giảm đồ ngọt và nước. đó chính là những thực phẩm âm khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nếu các bạn không tin có thể thử: với những bạn bị cúm hoặc ho, viêm họng. các bạn sử dụng kháng sinh và ăn hoa quả bồi bổ như thông thường, hai là các bạn sẽ ngậm chanh muối 3 lần/ngày đồng thời uống rất ít nước, không ăn thêm bất cứ một thứ gì khác. Các bạn sẽ cảm nhận thấy kết quả khác biệt ngay sau đúng 24h.
Đồng thời tần suất các bạn bị virus cúm tấn công sẽ rất ít.
Và còn nhiều bệnh lý khác nữa bạn không thể chủ quan

show more

Share/Embed