Ngay ay cua chung minh TX87
Hai Anh Nguyen Hai Anh Nguyen
6.86K subscribers
877 views
6

 Published On Aug 16, 2017

Năm 1987, chúng tôi, những sinh viên xuất sắc nhất đỗ thủ khoa, á khoa các trường đại học trên toàn quốc đã được nhà nước cấp học bổng 100% sang các nước Đông Âu học tập. Hàng trăm các tân sinh viên được triệu tập vào trường Đại học Ngoại ngữ Thanh Xuân Hà nội để học ngoại ngữ. Số sinh viên được cử đi Liên Xô, đầu tầu của các nước XHCN là đông nhất. Sau một năm học tiếng, với sự giúp đỡ tận tình nhưng cũng đầy nghiêm khắc của các thày cô giáo cùng sự nỗ lực không mệt mỏi của các cô bé, cậu bé tuổi tròn 18, đôi mươi, cuối cùng tất cả chúng tôi cũng đã được cầm hộ chiếu và tấm vé máy bay để lên đường du học.
Những chân trời mới sáng lạn đã mở ra trước mắt chúng tôi. Một cuộc sống tự lập với nhiều hứng khởi nhưng cũng rất nhiều bỡ ngỡ với vô vàn những kỷ niệm vui buồn của những ngày đầu đặt chân lên miền đất xa lạ bởi những nét văn hóa khác biệt và những con người thật khác biệt đến từ nhiều vùng đất khác nhau trên thế giới. Nhưng chỉ chưa đầy một năm tất cả đã trở nên thật gần gũi, thân quen với chúng tôi, nỗi nhớ nhà được thay bằng những điều thú vị khác nhau của tình bạn, tình thày trò và cả tình yêu của những mối tình đầu thơ dại, ngọt ngào trong những ký túc xá đa sắc những màu da…
Vừa tròn 3 năm học sống và học tập trên đất bạn thì những biến động lịch sử, xã hội ở các quốc gia XHCN Đông Âu đã tác động không nhỏ tới chúng tôi, những du học sinh Việt Nam ở Đông Âu, nhất là những ai đang sống và học tập tại Liên Xô những năm đầu 1990. Liên bang Xô Viết tan rã, kéo theo sự sụp đổ của thể chế XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu như Hung, Tiệp, Ba Lan, Bun. Ở Đức thì bức tường Betlin sụp đổ. Xã hội hỗn loạn, những tưởng thế sự sẽ làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc học tập và cuộc sống của các du học sinh Việt Nam ngày ấy, nhưng ngược lại, lửa thử vàng gian nan thử sức, chúng tôi vẫn kiên cường học tập, làm việc chăm chỉ hơn , đùm bọc nhau hơn và vẫn vui sống hồn nhiên tươi vui với bầu máu nóng nhiệt huyết của tuổi trẻ. Sồng hết mình, học tập hết mình, chơi hết mình, làm việc hết mình và cả yêu thương quên mình. Có những gia đình trẻ đã bắt đầu hình thành từ đây và cả những đứa trẻ đã được sinh ra từ những ngày tháng đó. Cuộc sống vẫn tiếp tục và những ý tưởng mới, những thành công mới vẫn được ra đời mặc cho trong bếp đôi khi không còn gạo để nấu và chúng tôi đã phải cán bột mì để ăn.
Sau 5, 6 năm dùi mài kinh sử và trải qua nhiều biến động xã hội, chúng tôi tự hào cầm trong tay kết quả đã đạt được , hơn hết thảy đó chính là những tấm bằng tốt nghiệp xuất sắc cùng nụ cười, hoa và nước mắt.
Giờ đây nhiều người trong số chúng tôi đã trở thành bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, nhà ngoại giao, nghệ sĩ hay những doanh nhân tên tuổi, đóng góp nhiều cho gia đình và xã hội . Có lẽ có được những thành quả đó, chúng tôi không thể nào quên những kiến thức thu nạp được trên ghế giảng đường Đông Âu hay tình bạn thủy chung 30 năm qua và cả những trải nghiệm, những nỗ lực của bản thân từ những ngày tháng đó.
Chúng tôi tự hào khi trong đám bạn học cùng lứa với mình có những tên tuổi rạng danh như : các GS, PGS Vũ Hà Văn (Yale), Đoàn An Hải (Wisconsin), Trần Tuấn Anh, Phùng Hồ Hải (Hà Nội), Nguyễn Hùng Sơn (Warsaw),nhạc trưởng Lê Phi Phi, nhà ngoại giao Phạm Lan Dung, TS luật Đặng Hoàng Oanh, doanh nhân Bùi Hải Quân, Lê Viết Lam và đặc biệt là vợ chồng tỷ phú đầu tiên của Việt Nam : Phạm Nhật Vượng, Phạm Thu Hương.
Hãy cùng chúng tôi ngược về ký ức 30 năm sinh viên Đông Âu 1987 trong bộ phim tài liệu ngắn “ Ngày ấy của chúng mình"
Đạo diễn Nguyễn Hải Anh

show more

Share/Embed