Câu hỏi vô nghĩa nhất trong Nhiếp ảnh!
Nhiếp ảnh với Fujifilm Nhiếp ảnh với Fujifilm
16.6K subscribers
6,520 views
225

 Published On Nov 14, 2023

BẠN MUỐN TẤM ẢNH SẼ NHƯ THẾ NÀO?
- Khi chúng ta đứng trước hoặc di chuyển trong một không gian, chúng ta cần quan sát và nghĩ tới những góc nào có những yếu tố sẽ xuất hiện trong ảnh là đẹp nhất, những góc nào có ánh sáng tuyệt vời nhất và khung hình cần rộng hẹp ra sao? Từ đó chúng ta sẽ biết khoảng tiêu cự của ống kính cần sử dụng và với loại tiêu cự đó nó có hiệu ứng gì đặc biệt không để quyết định lắp loại ống kính đó và thân máy để tiến hành chụp. Ví dụ với một góc ảnh quốc dân Hà Nội ở con ngõ phố Từ Hoa chụp hoàng hôn hồ Tây với trung cảnh là dãy nhà nổi trên mặt hồ của khách sạn InterContinental và tiền cảnh là những chậu hoa Giấy ngay sát bờ hồ. Tôi muốn tấm ảnh có hiệu ứng những tia sáng mặt trời khi chạm mái nhà với những cánh hoa Giấy mỏng manh được làm sáng và hiệu ứng mặt nước hồ phẳng lặng. Ảnh được chụp bằng máy ảnh Fujifilm x-t2 cùng ống kính xf10-24mm f/4 tại tiêu cự 10mm để lấy toàn cảnh rộng nhất có thể, khẩu độ được siết tới f/13 để có thể lấy được hiệu ứng tia mặt trời tương đối dài nhưng không dám siết hơn f/13 để có tia dài hơn vì ống kính sẽ bị nhiều xạ và ảnh sẽ bị soft, tốc độ chụp 12 giây do được sử dụng kết hợp bộ filter Nisi với 1 filter ND 6 stops để tăng thời gian phơi sáng cho mặt nước mịn và 1 filter GND medium để giảm sáng cho bầu trời nhằm không cần phải sử dụng kỹ thuật chụp bù trừ sáng khi dải tương phản động của cảnh vượt quá dải tương phản động của cảm biến máy ảnh. Tấm ảnh cũng được chụp với mức tăng sáng là 1stop (hay +1 EV) khi lấy nét và đo sáng điểm vào tòa nhà ở bên phải của tấm ảnh để tối ưu nhất dải tương phản động của máy ảnh khi vùng sáng bị cháy sáng 2/3 stop và nằm trong khả năng cứu cháy sáng của các máy ảnh Fujifilm x series.
- Một trong những lưu ý là chúng ta cần trải nghiệm và cảm nhận về hiệu ứng tiêu cự để có thể khai thác được những tấm ảnh kịch tính hơn với những tiêu cự ống kính chúng ta có. Nhiếp ảnh chân dung có nguyên tắc riêng về tiêu cự chụp với những tiêu cự vàng trên các cảm biến fullframe cho các bố cục chân dung toàn trung cận là 35mm, 85mm và 135mm.

NỀN TẢNG KIẾN THỨC VÀ KỸ THUẬT NHIẾP ẢNH
- Sau khi lựa chọn được vị trí và góc máy với tiêu cự ống kính phù hợp, chúng ta sẽ tới bước lấy nét và đo sáng. Với một chủ thể rõ ràng thì lấy nét vào chủ thể và chân dung cần bật chế độ nhận diện khuôn mặt để có thể lấy nét vào mắt. Với một nhóm người hoặc ảnh phong cảnh cần áp dụng nguyên tắc điểm lấy nét nằm ở khoảng 1/3 độ sâu trường ảnh phía trước để có thể đặt điểm lấy nét ở vị trí thích hợp nhằm có trường ảnh mong muốn. Chủ thể chuyển động thì lại cần chuyển sang chế độ lấy nét liên tục và kích thước chủ thể lớn cũng cần điều chỉnh điểm lấy nét (Point) lớn hơn hoặc có thể chuyển sang dạng lấy nét vùng (Zone) để có thể đảm bảo cho việc lấy nét nhanh và chính xác. Đo sáng cũng là một vấn đề phức tạp khi kết quả sẽ khác nhau phụ thuộc vào chế độ đo sáng (điểm, trung tâm hay toàn khung hình). Để đo sáng tối ưu nhất cho công nghệ máy ảnh không gương lật như Fujifilm, các bạn vui lòng tham khảo 1 video của tôi chia sẻ chi tiết và được liên kết trong phần mô tả của video này.
- Khi chúng ta đã tưởng tượng được tấm ảnh cần chụp như thế nào thì chúng ta cũng sẽ dễ dàng phối hợp 3 yếu tố của tam giác phơi sáng một cách tối ưu nhất.

GỢI MỞ ĐỂ TRẢ LỜI CHO CÂU HỎI
Trong phạm vi thời lượng hợp lý của một video hướng dẫn, tôi không đủ thời gian để có thể nói kỹ hơn về qui trình nhiếp ảnh cũng đầy đủ các yếu tố có liên quan nhưng chúng ta có thể thấy để có một bức ảnh như mong muốn là không đơn giản như một số người nghĩ. Một ngôi nhà đẹp cần có một bản thiết kế kiến trúc phù hợp và tối ưu trên mảnh đất đó dựa trên hệ thống móng và cột dầm chắc chắn. Nhiếp ảnh cũng như vậy, chúng ta cần thông thạo kiến thức nhiếp ảnh cơ bản rồi thậm chí phải trải qua nhiều thời gian thử nghiệm thực tế, tìm tòi và đúc rút kinh nghiệm mới có thể sáng tạo và có những tuy duy mới về nhiếp ảnh để có những tấm ảnh đẹp hơn nữa. Do đó, lời khuyên cho những bạn thích và đam mê nhiếp ảnh là hãy nắm chắc kiến thức nhiếp ảnh cơ bản và hậu kỳ cơ bản cùng với việc hiểu rõ tính năng các thiết bị hiện có và kỹ năng thao tác máy của mình, rồi đi chụp thật nhiều và thật nhiều rồi một ngày kia các bạn sẽ có những thứ mà mình mong muốn!

   • Công nghệ, nguyên tắc & kỹ thuật lấy nét  
   • Cách đo sáng tối ưu nhất  
   • Tất tần tật về tiêu cự ống kính!  
   • Tam giác phơi sáng (the exposure tria...  
   • Hiểu "Dynamic Range" để chụp ảnh đẹp ...  
   • 5  yếu tố kỹ thuật để chụp ảnh đẹp hơ...  
   • 5  yếu tố kỹ thuật để chụp ảnh đẹp hơ...  

0:00 Câu hỏi "xin thông số ảnh"
2:11 Giới thiệu kênh
2:30 Bạn muốn tấm ảnh sẽ như thế nào?
6:11 Nền tảng kiến thức & kỹ thuật nhiếp ảnh
9:45 Gợi mở để trả lời cho câu hỏi

#photography #fujifilm #basicphotography

show more

Share/Embed